Thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Mọi vướng mắc về thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, Quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline: 1900.0164 để được giải đáp, hỗ trợ

Công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” là một trong những bước không thể thiếu trong thủ tục “sang tên sổ đỏ/sổ hồng” được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh/thành phố nơi có bất động sản.

Sổ đỏ, sổ hồng là gì?
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Sổ đỏ/sổ hồng là từ ngữ để người dân thường dùng để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dựa theo màu sắc của Giấy chứng nhận.

Sổ đỏ: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” do Bộ Tài Nguyên và Môi trường ban hành trước ngày 10/12/2009 với tên gọi pháp lý là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.”

Sổ hồng: “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở” được cấp bởi Bộ xây dựng trước ngày 10/8/2005, đổi thành “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng” và được cấp từ ngày 10/8/2005 đến trước ngày 10/12/2009.

=> Nghị định 88/2009/NĐ-CP đã quy định thống nhất hai loại giấy nêu trên thành một loại giấy chung có tên gọi: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là gì?

Khi có đủ điều kiện theo quy định thì người sử dụng đất được chuyển giao quyền sử dụng đất của mình cho người khác theo những hình thức nhất định. Chuyển quyền sử dụng đất hay chuyển nhượng quyền sử dụng đất được quy định rõ tại khoản 10 Điều 3 Luật Đất đai 2013 như sau:

“Chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất.”

Như vậy, việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác được thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau, cụ thể:

– Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp giữa hộ gia đình, cá nhân trong cùng một xã, phường, thị trấn với nhau nhằm tạo thuận lợi cho việc canh tác nông nghiệp.

– Chuyển nhượng quyền sử dụng đất (người dân hay gọi là mua bán đất đai). Đây là hình thức phổ biến nhất để chuyển quyền sử dụng đất.

– Thừa kế quyền sử dụng đất là một hình thức chuyển giao quyền sử dụng đất của người chết sang người còn sống theo di chúc hoặc theo pháp luật.

– Tặng cho quyền sử dụng đất là một hình thức chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác khi các bên còn sống.

– Góp vốn bằng quyền sử dụng đất là một hình thức chuyển giao quyền sử dụng đất khi góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định.

Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Căn cứ theo khoản 1 và khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 cho phép thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong trường hợp:

  • Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi tắt là: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”);
  • Đất không có tranh chấp;
  • Vẫn còn thời hạn sử dụng đất;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
  • Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền và có hiệu lực từ khi đăng ký vào sổ địa chính.

Quý khách có nhu cầu Công chứng vui lòng liên hệ Hotline Alo1900.0164 để ĐẶT LỊCH làm việc, nhận BÁO GIÁ dịch vụ. Đồng thời, được công chứng viên/chuyên viên pháp lý tư vấn/hướng dẫn thủ tục tối ưu nhất giúp Quý khách tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc.

Thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Những loại hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị để công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

TT Tên hồ sơ Số lượng Ghi chú
1 Phiếu yêu cầu công chứng 01 Bản chính
2 Giấy tờ tùy thân: CMND/CCCD/Giấy chứng minh sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam/Hộ chiếu (Passport) của các bên tham gia giao dịch 01 Bản sao
3 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ thay thế được pháp luật quy định 01 Bản sao
4

Giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng giao dịch mà pháp luật quy định phải có, như: * Một trong những Giấy tờ chứng minh về tình trạng tài sản chung/riêng (trong trường hợp là cá nhân):  Án ly hôn chia tài sản/án phân chia thừa kế/văn bản tặng cho tài sản…; Thỏa thuận phân chia tài sản chung riêng/nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung vợ chồng, thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng; Văn bản cam kết/thỏa thuận về tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân; Giấy chứng nhận kết hôn/xác nhận về quan hệ hôn nhân (trong trường hợp sống chung nhưng chưa làm thủ tục đăng ký kết hôn); Giấy tờ xác định về việc tài sản nằm ngoài thời kỳ hôn nhân: Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân (trên cơ sở đối chiếu với thời điểm tạo dựng tài sản)…

* Một trong những giấy tờ về thẩm quyền đại diện:  Trong trường hợp giao dịch của người chưa thành niên: Khai sinh; Trong trường hợp người đại diện thực hiện giao dịch: Giấy cam kết về việc đại diện vì lợi ích cho con chưa thành niên trong các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của con chưa thành niên; Trong trường hợp người chưa thành niên thực hiện các giao dịch: Giấy chấp thuận của người đại diện theo pháp luật cho người chưa thành niên thực hiện, xác lập giao dịch dân sự theo quy định pháp luật; Trong trường hợp đại diện theo ủy quyền: Hợp đồng ủy quyền được lập đúng hình thức quy định. Trong trường hợp mất/hạn chế năng lực hành vi: Án tòa tuyên bố mất năng lực hành vi/hạn chế năng lực hành vi dân sự; Văn bản thỏa thuận cử người giám hộ, người giám sát giám hộ, đăng ký giám hộ; Văn bản cam kết về việc người giám hộ giao dịch liên quan đến tài sản vì lợi ích của người mất năng lực hành vi, có sự đồng ý của người giám sát giám hộ;

* Một trong những Giấy tờ chứng minh tư cách chủ thể tham gia giao dịch:  Cá nhân là người Việt Nam cư trú trong nước: hộ khẩu; Cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài: có các giấy tờ chứng minh theo quy định của pháp luật về quốc tịch như: Giấy tờ chứng minh nguồn gốc Việt Nam; Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam, thôi quốc tịch Việt Nam, đăng ký công dân, các giấy tờ chứng minh được phép nhập cảnh vào Việt Nam…; Tổ chức, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư): có các giấy tờ thể hiện tư cách pháp nhân và thẩm quyền quyết định thực hiện giao dịch theo pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về đầu tư: Giấy đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy phép đầu tư; Con dấu của pháp nhân (để đóng dấu vào văn bản công chứng theo Điều lệ của doanh nghiệp); Biên bản họp của Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị/Đại hội cổ đông/Ban chủ nhiệm hợp tác xã/Đại hội xã viên về việc chấp thuận hợp đồng giao dịch hoặc văn bản đồng ý của chủ sở hữu doanh nghiệp đối với giao dịch không thuộc thẩm quyền quyết định của người đại diện theo pháp luật (theo quy định của điều lệ doanh nghiệp và văn bản pháp luật)…; Điều lệ của doanh nghiệp/hợp tác xã; Báo cáo tài chính (trong trường hợp chứng minh thẩm quyền của hội đồng quản trị, hội đồng thành viên, ban chủ nhiệm Hợp tác xã).

* Giấy tờ chứng minh về năng lực hành vi: giấy khám sức khỏe/tâm thần… (trong trường hợp có nghi ngờ về năng lực hành vi của bên tham gia giao kết hợp đồng);

* Chứng minh nhân dân của người làm chứng/người phiên dịch (trong trường hợp cần phải có người làm chứng/người phiên dịch);

* Một số giấy tờ khác liên quan đến việc thực hiện quyền của người sử dụng đất: Giấy tờ xác nhận về nguồn gốc đất được giao, cho thuê, nhận chuyển nhượng mà tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền nhận chuyển nhượng không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước (đối với trường hợp bên chuyển nhượng là tổ chức có vốn góp nhà nước); Giấy tờ về việc nộp tiền thuê đất cho cả thời gian thuê; Giấy tờ về việc đã hoàn tất nghĩa vụ tài chính theo quy định;

* Giấy tờ khác có liên quan đến văn bản yêu cầu chứng nhận mà pháp luật quy định phải có;

* Đối với trường hợp hợp đồng được người yêu cầu công chứng soạn thảo sẵn: ngoài thành phần nêu trên thì kèm theo Dự thảo hợp đồng.

01 Bản sao

Quý khách có nhu cầu Công chứng vui lòng liên hệ Hotline Alo1900.0164 để ĐẶT LỊCH làm việc, nhận BÁO GIÁ dịch vụ. Đồng thời, được công chứng viên/chuyên viên pháp lý tư vấn/hướng dẫn thủ tục tối ưu nhất giúp Quý khách tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc.

Các bước công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Việc công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng (gồm: phòng công chứng và văn phòng công chứng) trên địa bản tỉnh thành phố nơi có bất động sản. Đây là một trong 04 bước để “sang tên sổ đỏ, sổ hồng”, cụ thể:

STT Nội dung công việc Trách nhiệm Thời gian Biểu mẫu /Kết quả Diễn giải
B1 Nộp hồ sơ Tổ chức, cá nhân (người yêu cầu công chứng) Giờ hành chính Theo mục 1 Thành phần hồ sơ theo mục 1
B2 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ hoặc Công chứng viên (CCV) 02 giờ làm việc BM 01 BM 02 BM 03

Trường hợp việc tiếp nhận thông qua bộ phận tiếp nhận hồ sơ thì bộ phận tiếp nhận chuyển hồ sơ cho CCV kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng;

Trường hợp CCV trực tiếp nhận thì thực hiện kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng:

+ Nếu hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng; lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo BM 01.

+ Nếu hồ sơ yêu cầu công chứng chưa đầy đủ: CCV lập phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo BM 02.

+ Nếu hồ sơ không đủ cơ sở pháp luật để giải quyết: CCV lập Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ theo BM03.

B3 Soạn thảo hợp đồng công chứng   CCV 04 giờ làm việc Dự thảo hợp đồng công chứng

– Trường hợp văn bản đã được người yêu cầu công chứng soạn thảo sẵn: CCV kiểm tra dự thảo văn bản, nếu trong dự thảo văn bản có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, nội dung của văn bản không phù hợp quy định của pháp luật, CCV phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Nếu người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì CCV có quyền từ chối công chứng.

– Trường hợp văn bản do CCV soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng: nội dung, ý định giao kết hợp đồng, giao dịch là xác thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì CCV soạn thảo hợp đồng, giao dịch.

B4 Ký hợp đồng công chứng Người yêu cầu công chứng 04 giờ làm việc Dự thảo hợp đồng công chứng

– Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng hoặc CCV đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng. Trường hợp người yêu cầu công chứng có yêu cầu sửa đổi, bổ sung, CCV xem xét và thực hiện việc sửa đổi, bổ sung ngay trong ngày;

– Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong dự thảo hợp đồng thì ký vào từng trang của hợp đồng.

B5 Ký chứng nhận Công chứng  viên 04 giờ làm việc Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

CCV yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ theo quy định để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng và chuyển bộ phận thu phí của tổ chức hành nghề công chứng.

B6 Trả kết quả   Bộ phận thu phí của tổ chức hành nghề công chứng 02 giờ làm việc Văn bản công chứng

Bộ phận thu phí của tổ chức hành nghề công chứng hoàn tất việc thu phí, thù lao công chứng và chi phí khác theo quy định, đóng dấu và trả kết quả cho người yêu cầu công chứng.

Ghi chú:

TT Mã hiệu Tên biểu mẫu
1 BM 01 Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả
2 BM 02 Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ
3 BM 03 Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ

Hồ sơ lưu lại tổ chức hành nghề công chứng gồm:

TT Mã hiệu Tên hồ sơ
1. BM 01 Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả
2. BM 02 Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ
3. BM 03 Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ
4. // Phiếu yêu cầu công chứng
5. // Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
6. // Các hồ sơ khác (nếu có) theo quy định pháp luật hiện hành

Quý khách có nhu cầu Công chứng vui lòng liên hệ Hotline Alo1900.0164 để ĐẶT LỊCH làm việc, nhận BÁO GIÁ dịch vụ. Đồng thời, được công chứng viên/chuyên viên pháp lý tư vấn/hướng dẫn thủ tục tối ưu nhất giúp Quý khách tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc.

Phí và thù lao công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

– Phí công chứng: Tính theo Thông tư số 257/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016, được sửa đổi bằng thông tư 111/2017/TT-BTC ngày 20/10/2017. Cụ thể:

+ Dưới 50 triệu đồng: 50 nghìn.

+ Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng: 100 nghìn.

+ Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng: 0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch.

+ Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng: 01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng.

+ Từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng: 2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng.

+ Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng: 3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng.

+ Từ trên 10 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng: 5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng.

+ Trên 100 tỷ đồng: 32,2 triệu đồng + 0,02% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 100 tỷ đồng (mức thu tối đa là 70 triệu đồng/trường hợp).

Xem thêm: Mức thu phí công chứng, chứng thực mới nhất 2022

– Thù lao công chứng: Do tổ chức hành nghề công chứng xác định không vượt quá mức trần thù lao công chứng được Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quy định tại Quyết định số 08/2016/QĐ-UBND ngày 21/3/2016. 

– Chi phí khác: Do sự thỏa thuận giữa người yêu cầu công chứng và tổ chức hành nghề công chứng.

Toàn bộ quy trình “sang tên sổ đỏ/sổ hồng”

Bước 1: Công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (như đã trình bày ở trên)

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký đăng ký biến động

Văn phòng đăng ký đất đai sẽ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và tiến hành theo quy trình nếu đã đầy đủ.

Hồ sơ đầy đủ bao gồm:

  1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (01 bản chính + 02 bản photo có chứng thực)
  2. CMND/CCCD, hộ khẩu 2 bên chuyển nhượng (02 bản có chứng thực)
  3. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (02 bản có công chứng)
  4. Giấy tờ chứng minh tài sản chung/ riêng (giây xác nhận tình trạng hôn nhân, 02 bộ có chứng thực)
  5. Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất (01 bản chính)
  6. Tờ khai lệ phí trước bạ (02 bản chính)
  7. Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (02 bản chính)
  8. Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (02 bản chính)
  9. Tờ khai đăng ký thuế
  10. Sơ đồ vị trí nhà đất (01 bản chính)

Kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, thời gian thủ tục sang tên kéo dài 10 ngày làm việc. 

Bộ hồ sơ sẽ được gửi đến cơ quan thuế và phòng Tài nguyên và Môi trường để xác định nghĩa vụ tài chính và tiến hành sang tên.

*Lưu ý:

Tình huống chuyển nhượng một phần thửa đất thì người sử dụng đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện đo đạc, tách thửa đối với phần diện tích cần thực hiện chuyển nhượng trước khi nộp hồ sơ.

Bước 3: Thực hiện nghĩa vụ tài chính

Văn phòng đăng ký đất đai sẽ gửi thông báo cho chủ thửa đất ngay khi có thông từ cơ quan thuế để hoàn thành nghĩa vụ tài chính. (Chi tiết thuế & phí phải nộp xem phần dưới)

Bước 4: Nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Sau khi hoàn tất nghĩa vụ tài chính, chủ thửa đất nộp biên lai cho Văn phòng đăng ký đất đai để nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Thời gian làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. 

Thuế & lệ phí khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Một chi phí khi sang tên đất đai gồm: Chi phí công chứng hợp đồng chuyển nhượng, thuế thu nhập các nhân khi chuyển nhượng bất động sản, lệ phí trước bạ sang tên quyền sử dụng đất. Cụ thể như sau:

Lệ phí trước bạ (Bên mua chịu)

Tiền nộp đất = (Diện tích đất) x (Giá đất) x (Lệ phí)

Tiền nộp nhà= (Diện tích nhà) x (Cấp nhà) x (Lệ phí)

Trong đó:

  • Diện tích đất tính bằng m2
  • Giá đất theo bảng giá
  • Lệ phí = 0,5%

*KHÔNG phải nộp lệ phí trước bạ khi:

  • Chuyển giao tài sản cho vợ chồng, con cái, cha mẹ.
  • Nhà đất được đền bù hoặc mua bằng tiền đền bù.
  • Nhà đất đã có Giấy chứng nhận chung hộ gia đình, khi phân chia nhà đất cho những người trong hộ gia đình.

Thuế thu nhập cá nhân (Bên bán chịu)

Cách 1: Thuế thu nhập cá nhân = 25% giá trị lợi nhuận (giá bán – giá mua)

Cách 2: Áp dụng khi không xác định được giá mua (thông thường cơ quan thuế áp dụng phương pháp này)

Thuế thu nhập cá nhân = 2% Giá chuyển nhượng (giá ghi trong hợp đồng).

*KHÔNG phải nộp thuế thu nhập cá nhân khi:

  • Chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
  • Chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất.
  • Nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.

Trên đây là toàn bộ những thủ tục, quy trình và hồ sơ cần chuẩn bị khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp giúp ích được cho bạn!

Cơ sở pháp lý cho việc “sang tên sổ đỏ/sổ hồng”

– Bộ luật Dân sự ngày 24 tháng 11 năm 2015 (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017);

– Luật Công chứng ngày 20 tháng 6 năm 2014 (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015);

– Luật Nhà ở ngày 25 tháng 11 năm 2014 (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2015);

– Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013 (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2014);

– Luật Kinh doanh bất động sản ngày 25 tháng 11 năm 2014 (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2015);

– Luật Hôn nhân và gia đình ngày 19 tháng 6 năm 2014 (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015);

– Luật Hộ tịch ngày 20 tháng 11 năm 2014 (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016);

– Luật Cư trú ngày 29 tháng 11 năm 2006 (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2007);

– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú ngày 20 tháng 06 năm 2013 (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014);

– Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014 (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2015);

– Luật Căn cước công dân năm 2014 ngày 20 tháng 11 năm 2014 (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016);

– Luật Hợp tác xã ngày 20 tháng 11 năm 2012 (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2013);

– Luật Thương mại ngày 14 tháng 06 năm 2005 (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2006);

– Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài ngày 18 tháng 06 năm 2009 (có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 09 năm 2009);

– Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016);

– Nghị định số 76/2015/NĐ-CP ngày 10 tháng 09 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bất động sản (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2015);

– Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở (có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2015);

– Nghị định số 96/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp (có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 12 năm 2015);

– Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 03 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 05 năm 2015);

– Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình (có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2015);

– Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2014);

– Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2014);

– Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2014);

– Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2014);

– Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai (có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 03 năm 2017);

– Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2014 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú (có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 06 năm 2014);

– Nghị định 106/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 09 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 1999 của Chính phủ về chứng minh nhân dân đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 170/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 1999 của Chính phủ (có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 11 năm 2013);

– Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm 2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm (có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 04 năm 2012);

– Nghị định số 111/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2012);

– Nghị định số 130/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Giấy chứng minh sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (có hiệu lực kể từ ngày 16 tháng 01 năm 2009);

– Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 08 năm 2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam (có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 09 năm 2007);

– Nghị định số 170/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 1999 của Chính phủ về chứng minh nhân dân (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2007);

– Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm (có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 01 năm 2007);

– Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 1999 của Chính phủ về chứng minh nhân dân (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 5 năm 1999);

– Thông tư số 26/2015/TT-NHNN ngày 09 tháng 12 năm 2015 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn trình tự, thủ tục thế chấp và giải chấp tài sản là dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai (có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2015);

– Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch (có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 01 năm 2016);

– Thông tư số 257/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng Công chứng; lệ phí cấp thẻ CCV (có hiệu lực kể ngày từ 01 tháng 01 năm 2017);

– Thông tư số 06/2015/TT-BTP ngày 15 tháng 06 năm 2015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 08 năm 2015);

– Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 7 năm 2014);

– Quyết định số 60/2017/QĐ-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018);

– Quyết định số 08/2016/QĐ-UBND ngày 21 tháng 3 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quy định mức trần thù lao công chứng trên địa bàn Thành phố (có hiệu lực kể từ ngày 31 tháng 03 năm 2016).

– Thông tư 01/2018/TT-VPCP ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính (có hiệu lực kể từ ngày 06 tháng 01 năm 2019).

Tìm kiếm có liên quan: Công chứng mua bán nhà có cần hộ khẩu, Thủ tục công chứng hợp đồng mua bán nhà đất, Thẩm quyền công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, Công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở đâu, Sau khi công chứng hợp đồng mua bán nhà, Hợp đồng mua bán đất có cần công chứng, Giao hết tiền mua đất khi công chứng liệu có an toàn, Kinh nghiệm đi công chứng nhà đất, Hợp đồng công chứng mua bán đất có giá trị bao lâu, Trường hợp đã chuyển quyền sử dụng đất nhưng chưa sang tên, Đã công chứng nhưng chưa sang tên có đòi lại được không, Rủi ro khi công chứng 3 bên, Mua bán đất công chứng sang tên rồi vấn bị kiện đòi lại, Mua đất có cần sang tên không, Chưa sang tên sổ đỏ có bán được không, Cầm sổ đỏ chuyển nhượng nhưng không sang tên,…

Những câu hỏi thường gặp khi “sang tên sổ đỏ/sổ hồng”

Thời hạn công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là bao lâu?

Thời hạn công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là không quá 02 ngày làm việc. Tuy nhiên, với trường hợp hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng tối đa không quá 10 ngày làm việc.

“Mua bán nhà đất”, ai phải nộp phí công chứng?

Người yêu cầu công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải nộp phí công chứng (căn cứ vào khoản 1 Điều 66 Luật Công chứng năm 2014)

Hợp đồng công chứng “mua bán nhà đất” có giá trị bao lâu?

Hợp đồng “mua bán nhà đất” được công chứng sẽ có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu, trừ trường hợp hợp đồng công chứng bị vô hiệu. Hợp đồng chỉ hết hiệu lực khi hai bên thỏa thuận hủy bỏ hợp đồng đã công chứng hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc chấm dứt hoặc hủy bỏ hợp đồng.

Công chứng “treo” có thời hạn bao lâu?

Do công chứng treo là hành vi không được pháp luật cho phép nên theo thời hạn công chứng hợp pháp thì công chứng nhà đất có thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày phát sinh giao dịch mua bán nhà đất, các bên liên quan phải có nghĩa vụ thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ (dựa theo quy định của Luật Đất đai năm 2013).

Quá 30 ngày không “sang tên” phạt bao nhiêu?

Khi quá thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng chuyển nhượng mà các bên không tiến hành thủ tục đăng ký biến động đất đai/đăng ký sang tên thì có thể bị xử phạt với mức phạt cao nhất là 05 triệu với người sử dụng đất tại nông thôn và 10 triệu với người sử dụng đất tại đô thị.

Đã công chứng nhưng chưa “sang tên” có đòi lại được không?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mặc dù đã được công chứng nhưng chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính, tức là công chứng không làm phát sinh hiệu lực hợp đồng huyển nhượng quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn muốn là “đòi lại” được. Bạn sẽ chỉ thực sự “đòi được” tài sản của mình khi thoả thuận lại với bên kia và được sự chấp thuận của họ. Các bên sẽ tiến hành hủy hợp đồng công chứng đã ký kết trước đó và khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

5/5 - (15 bình chọn)
Công Chứng Viên 56 bài viết
Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật này, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền